Translate

Saturday 4 October 2014

Những phận người dưới ánh sáng của pháo hoa!


Cư dân mạng đang có một phong trào, phản đối việc, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội sẽ chi ba chục tỷ đồng để bắn pháo hoa vào ngày 10/10/2014. Họ nói nhà cầm quyền nên dành 30 tỷ này, để giúp đỡ những người nghèo ở ngay thủ đô chứ không đâu xa. Tôi tán thành ý kiến này. Bài dưới đây lấy từ nguồn:

Phận già lay lắt sống trong túp lều rách bên dòng sông
---------------------------------
Ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ Nguyễn Văn Sắn (80 tuổi) vẫn phải ngày ngày chống chọi với nắng mưa để mưu sinh và nuôi người con trai mắc bệnh thần kinh.

Túp lều lụp xụp bên dòng nước đen

Túp lều của cụ Sắn dựng lên xập xệ bên bờ sông Gạo (Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội). Những ngày mưa lớn, nước trên sông dâng lên ngập chiếc phản gỗ, quần áo trong nhà cũng ướt hết. Nhiều đêm, cụ phải di dời lên vỉa hè trước một cửa hàng bán bia có mái che để ngủ.

Chiếc phản gỗ được xếp lại từ những mảnh gỗ vụn, xung quanh cũng bao bởi những tấm gỗ như vậy cùng chiếc bạt cũ con trai cụ đi nhặt được. Chiếc lều rách dựng sát bên cây để tránh mưa bão có thể lật đổ bất cứ lúc nào.

Cụ Sắn nheo đôi lông mày kể: “Những ngày nắng, mùi nước bẩn bốc lên kinh khủng lắm cô ạ, nắng mưa cũng đều tới mặt, nhưng tôi cũng chỉ biết ở vậy thôi”.

Chiếc phản hơn 2m2 chính là nơi ngủ nghỉ của cụ. Cụ phải để mọi đồ đạc từ chăn, áo quần đến cả lốp xe cũ trên đó, chỉ trừ lại một khoảng trống để nằm nghỉ.

Người vợ mất, để lại cụ gà trống nuôi con. Người con trai đã hơn 40 tuổi của cụ có tiền sử mắc bệnh thần kinh, ngày ngày xách chiếc bơm ra đường Tam Trinh bơm xe. Cụ kể con trai cụ đi lang thang có khi gần sáng mới về, mỗi ngày kiếm được 5 - 10 nghìn đồng.

Nhắc đến người con trai, giọng cụ lắng xuống, đôi mắt thêm nhăn nheo, buồn tủi: “Nó chẳng có vợ con, nghèo đến cái lều còn rách nát thì làm gì có ai lấy. Đi làm về cũng chẳng có chỗ mà ngủ phải nằm ở đoạn bê tông phía trên kia, may sao nhờ được cái mái che”.

Hàng ngày, cụ Sắn đi xin nước ở hàng xóm để sinh hoạt, nấu nướng. Chứng kiến cảnh thiếu thốn của hai cha con cụ, ai cũng ái ngại.


Đôi mắt cụ nhìn xa xăm khi kể về cuộc đời mình: “Ngày trẻ tôi cũng đi làm đủ thứ nghề, ai thuê gì làm lấy, phụ hồ, xách nước.... Nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, đời chưa bao giờ được hưởng 1 ngày sướng”. Hiện tại, sức khỏe của cụ đã yếu đi và không thể làm thêm gì nữa, cụ chỉ quanh quẩn bên túp lều bữa no, bữa đói.
Gần 1 năm dọn sang căn lều này cũng là gần 1 năm cụ chênh vênh bên mép dòng nước đen ngòm, ô nhiễm. Người dân quanh khu Vĩnh Hưng cũng cho biết, trước đó, cụ cũng ở trong 1 căn lều rách nát cách chỗ mới khoảng chục mét nhưng không khổ sở đến mức phải nơm nớp lo lắng mưa to, nước lớn tràn vào lều.

Cô Nguyễn Minh Hà, hàng xóm gần nhà cụ kể: “Cụ tội lắm, thỉnh thoảng lại xách can đi xin nước, cơm canh bữa có bữa không. Mọi người quanh đây ai cũng thương cụ nhưng chỉ giúp cụ được phần nào chút quà bánh, quần áo cũ”.

Hôm nay, khi chúng tôi đến, có một nhóm tình nguyện tặng cụ ít quần áo mới và đồ ăn. Cụ mừng lắm. Cụ bảo với tôi: "Cô đợi tôi mặc cái áo mới các cháu tặng, chụp ảnh cho đỡ ngại". Nhìn bộ đồ cũ sờn cụ đang mặc và niềm vui khi có bộ đồ mới trong mắt cụ, tôi không thể cầm nước mắt.

Bất giác tôi nghĩ tới tuổi già của cụ, thương cụ hơn khi chẳng biết ở cái tuổi gần đất xa trời, ngày ngày phải xách can đi xin nước ăn, nửa đêm thức giấc chăng bạt che lều lúc trời giông gió… Rồi mai này, khi cụ ra đi, người con trai sẽ ra sao? Mong rằng sẽ có những tấm lòng hảo tâm giúp cho cuộc sống của cụ Sắn bớt khó khăn, khổ cực.

Độc giả hảo tâm giúp đỡ có thể liên hệ địa chỉ:
Ông Nguyễn Văn Sắn - bờ sông Gạo, gần Cầu Gạo, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội





5 comments:

  1. Bọn quan tham CS có khi nào tới những nơi này đâu mà biết cuộc sống người dân khổ sở đến mức nào!

    ReplyDelete
  2. │ Tiền dễ kiếm, dễ đến thì dễ đi ấy mà. Cứ đốt nữa đi. Vào những năm 20/30 thế kỉ trước, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là Đảng Quốc xã cũng vậy thôi. Thực ra, Xã hội hay Cộng sản CN chỉ khác nhau về hình thức. Chẳng thà cứ vác tiền vô ĐBSCL, tặng vài ba tỉnh, thành phố để chạy phiếu có phải hơn không?

    Không thích.

    ReplyDelete
  3. Nguyệt Đồng Xoài4 October 2014 at 20:45

    Cũng nên thông cảm cho đảng và nhà nước ta vì vụ bắn pháo hoa lần này đảng và nhà nước ta cũng nhân dịp ấy thì ăn mừng luôn về việc tên đế quốc Mỹ đẩu sỏ đã bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho ta để giúp chúng ta chống ... ma xâm lược nước ta. Ma chớ không phải nước lạ Trung Hoa, nhớ nhé.

    ReplyDelete
  4. Nếu ở vào dịp 1/5 hay một dịp khác thì còn có thể dừng bắn p.hoa chứ vào dịp đầu tháng 10 này là không thể.Nó cũng tương tự như vụ nghàn năm TL ấy,một"tiếng"hai ba nghĩa như...bọn Tàu ấy mà.Nó là thế này nhưng mà nó lại là không phải vậy

    ReplyDelete
  5. Ngu-Tieu Van-Dap7 October 2014 at 10:36

    Về cái gọi là ngày ” Giải phóng Thủ Đô”


    Ngư rằng,
    45, Độc Lập đã rao, (1945)
    Nhưng Pháp, Mỹ biết , họ giao nhầm người.
    Họ biết thân thế một người,
    Chúng ta không biết, nhiều đời lầm to.
    “Bac” nha` tông tích lộ ra,
    Pháp, Mỹ công kích, Cộng Hoà không tha.
    Rồi thì chinh chiến nổ ra,
    Súng ống Xô viết, Trung hoa đổ vao`.
    Tiều rằng , con` nhớ năm nào,
    Nồi da cháo thịt khắp vùng Trung du.
    Hàng triệu, chạy loạn, tản cư,
    Quốc-Cộng tranh chấp, đã như thế nào.
    Rồi thì Geneva ra sao,
    Chia đôi nửa nước, đồng bào ra đi.
    Rồi thì chiến tranh chia ly,
    Ba mươi năm nữa, đánh về Miền Nam.
    Vũ khí, súng ống gửi sang,
    Nồi da cháo thịt, chết ba triệu người.
    Xo^-Trung ca tụng, hết lời,
    Việt nam, trò nhỏ, “hay” hơn Anh, Thầy.

    Tiều tiếp,
    46, Liên hiệp, làm vì,(1946),(1)
    50, liên lạc, đi về Trung Hoa.
    Đến khi cửa khẩu mở ra,
    Vũ khí, mệnh lệnh, Nga- Hoa đổ vào..
    Trung, Xô chỉ thị cấp cao,
    Người dân phía dưới ai nào biết đâu.
    Chằng còn hai chữ đồng bào, (2)
    Xô đẩy ”giai cấp”, kêu gào.. Nga, Hoa.
    Biết đâu con bài người ta,
    Đầu Dê, Thịt chó, lầm to nhiều người.

    Ngư tiếp,
    Con người quí nhất tự do,
    Tập thể, Hợp tác, nỗi lo, kéo dai`…
    Tư hữu, không có, ngày mai,
    Làm bao nhieu của ,đi vào túi ai.
    Chế độ què quặt kéo dài,
    Không còn sức sống, sẽ tàn nay mai…
    Lại còn đòi “ ai thắng ai”,
    Thế là đổ vỡ , con bài người ta..
    Đã là những cái xấu xa,
    Dù muốn che đậy, khó qua mặt người..

    Tiều tiếp lời,

    Hoá ra chỉ một nhóm người,
    Vì sự tồn tại, mà vương bao người.
    Ngoại lai, Học thuyết , thực hành,
    Phục vụ quốc tế, hơn dân tộc mình.
    Dân chết thi` chết, mặc tình,
    "Chủ Nghĩa Quốc tế”, hành tinh đối đầu.
    Chiến tranh, chiến lược toàn cầu,
    Dám đem con nhỏ, con hầu cho ai..
    Chiến tranh mấy chục năm dài,
    Trung–Xo^, súng ống, chết bao nhiêu người
    Đánh nhau bằng ấy năm trời,
    Đánh cho Xô viết, Trung Hoa vui lòng,
    Đánh cho mất hết, giống dòng,
    Cho máu thấm ướt , ruộng đồng Việt nam.


    Ngư tiếp,

    Từ nơi rừng rú, nơi xa,
    Súng ống Xô viết, Trung hoa đổ vào,
    Ngày này , 60 năm nào,
    Bỏ nhà bỏ cửa, đồng bào ra di.
    Hà nội, trước lúc phân ly,
    Ngơ ngác phố xá, lâm ly dòng người.
    Ngược xuôi, chỉ nói vài lời,
    Người người chia cắt, nửa đời vắng nhau..

    Tiều tiếp,
    Chỉ vui cho một nhóm người,
    Từ nơi rừng rậm, nay ngồi lên trên.
    Tồn tại là cái trước tiên,
    Thú vui quyền lực, là trên cả đời,
    Môt khi thâu tóm lại rồi,
    "Tự Do", "Độc Lập", vẽ vời, cho qua.
    Hôm nay lai bắn pháo hoa,
    Mừng ngày quân đội Hoa- Nga tiến vào?


    Ngoài hè, nắng đỗ tường rào,
    Ôn lai, ký ức, cùng trao với đời.


    (1) Chính phủ Liên Hiệp nhiều thành phần, 1946. Nhưng bộ Nội vụ, Công an, Quốc phòng thì do phe Cộng sản nắm.
    (2) Càng về sau, ông Hồ không dùng chữ "đồng bào" nũa, thay vào đó chữ "Nhân dân", như là một đối tượng vô hình, không còn trọng lượng, không còn là một đối trọng nữa.

    ReplyDelete